Người
đầu tiên chế biến những thức ăn, bánh khéo chưa hẳn là người miệt vườn,
nhưng miệt vườn là nơi để thí nghiệm vì các bà các cô dư tiền mua bột
mua đường, dư cá tôm để nấu nướng.
Món ăn và bánh khéo là ngành nữ công khá độc đáo ở miệt vườn. Mấy bà mấy cô ở Sa Đéc, Long Xuyên, Vĩnh Long, và luôn cả Rạch Gía đã thi tài về bánh khéo và nấu thức ăn: bánh bò trong, bánh bột lọc, bánh ít trần, bánh men, bánh thuẫn, bánh ướt, bánh xếp, bánh bò ngang, mứt ổi, mứt chuối, mứt chanh, mứt me… Lại cón món bánh hỏi thịt quay, bò gác tréo, vịt tiềm hon, dưa đầu heo, mắm tôm, mắm lông.
Người đầu tiên chế biến những thức ăn, bánh khéo chưa hẳn là người miệt vườn, nhưng miệt vườn là nơi để thí nghiệm vì các bà các cô dư tiền mua bột mua đường, dư cá tôm để nấu nướng.
Cá lóc nướng. Ảnh: Q.T
Về thức ăn, xin nói sơ qua món “Giang Nam dã hạc” nghĩa là con hạc đất Giang Nam, “dã” là đồng ruộng, Giang Nam là tỉnh phía Nam sông Dương Tử bên Tàu, đồng thời cũng ám chỉ là cùng ấm áp ở bờ sông Cửu Long (1)
Nguyên liệu gồm gà mái tơ, óc heo, ruột gan heo, tôm càng, cua biển, chim se sẻ hay chim giòng giọc và gừng, chanh, rượu trắng, đậu phộng, mè, tương tàu, nước cốt dừa, mỡ chài, mỡ, bột mì, củ hành, củ năng, lạp xưởng, thịt khô, tiêu, đường, nấm thông, măng tre tươi.
Món ăn chưng bày trên bàn, thực khách gồm chừng năm người. Trên bàn, một bó bông giấy chụp xuống che phủ cái dĩa.
Chủ nhân mời khách và bắt đầu giở bó bông giấy để một bên. Cái dĩa lớn hiện ra, chất vun đồ ăn, phía trên chót cao là con gà quay vàng lườm, gà nằm xoè cánh ra, theo dáng điệu gà ấp trứng. Chủ nhân đem con gà xuống. Gà đã cắt sẵn ra làm bốn làm năm, mỗi người lãnh một miếng.
Kế đó là một lớp trứng gà, gọi là trứng khẻ mỏ, mỗi người lãnh một trứng. Thật ra, đó là con chim con (se sẻ hay giòng giọc) lú đầu ra khỏi vỏ, vỏ là ruột heo cột túm lại (nhái theo hình dáng con gà con vừa khẻ mỏ). Thực khách ăn cái trứng này với một mớ măng tre luộc, sắp bên dưới trứng.
Măng tre sắp xếp khéo léo, theo kiểu rơm rạ mà gà dùng lót ổ để đẻ và ấp.
Ăn hết mớ trứng khẻ mỏ và lớp măng lót ổ thứ nhất, thực khách bắt đầu qua lớp trứng thứ nhì, gọi là trứng gà ung!
Đây là món khá ngon, màu sắc giống như trứng gà ung, cái tên xấu xí này ngụ ý khôi hài vì ai dám đem những món hôi hám, phế thải ra đãi khách. Trứng gà ung làm bằng gan heo (để lấy mè đen) ướp đậu, mè, tương, nước cốt dừa, lá chanh, thêm óc heo rồi quấn mỡ chài, sau rốt gói tròn trong miếng ruột heo, hấp chín rồi chiên lại. Thực khách lãnh phần mỗi người một trứng ung trên đây, ăn với rơm rạ lót ổ, tức là măng tre luộc, chần cho mềm rồi đem rim nước dừa xiêm, lót ổ dưới.
Kế đó là món trứng gà già, làm bằng tôm, bột mì, củ năng. Mỗi người ăn một trứng với măng tre, sắp bên dưới.
Gà quay. Ảnh: TL internet
Rồi đến món trứng non làm bằng thịt khô, lạp xưởng, thịt cua rỉa ra, củ hành, nấm, tất cả gói tròn trong miếng ruột heo, luộc chín rồi đem chiên, cũng ăn kèm với măng luộc. Sau khi thưởng thức loại trứng khẻ mỏ, trứng ung, trứng già, trứng non, mỗi người ăn thêm chút ít cơm rang, để dưới đáy đĩa.
Giang Nam Dã Hạc là món quá bổ, mắc tiền, trình bày khá mỹ thuật và duyên dáng. Con gà rô ti ấp bốn loại trứng, giữa mấy lớp trứng là măng tre, dưới chót là cơm. Đây là mô phỏng thực đơn ở hiệu cao lâu Tàu, không đặc sắc bằng món ăn địa phương.
Bọn đàn ông thích nhậu rượu bày ra vài loại rựơu, như rượu đậu nành, rượu chuối, rượu mít, rượu dừa, cứ bỏ chút ít men dưới gốc để rồi nước dừa trong trái dừa dậy lên, thành rượu; hái quầy dừa xuống, vạt vỏ ra mà uống loại rượu dừa ấy (?).
Ngoài ra, còn nhiều kiểu ăn uống như bò gác tréo: thực khách đi vòng quanh con bò tơ gác tréo trên đống than hồng, chung quanh là nhiều bàn để rau, bánh tráng, nước chấm, người ăn dùng dao nhọn mà chích vào da bò, thịt tươi lòi ra, vừa ngọt vừa bổ, rồi đi qua cầu, nhảy mương cho thêm đói, ăn nhiều. Tiệc bày ở ngoài sân, ngoài vườn.
Cá lóc nướng ốp bẹ chuối, vịt nướng sau khi bó đất sét, tôm nhúng nước dừa xiêm là những món hơi cầu kỳ nhưng quyến rũ một số người khó tính. Thịt cầy (thịt chó) là món bất thường, ăn vì tò mò, vì muốn xé rào, gạt bỏ sự cấm kỵ qua một bên (chó là gia súc tiêu biểu cho đức trung tín). Ăn thịt chó là dịp để tụ họp bạn bè, hò hét cho vui. Thịt chó dùng thay cho thịt rừng, bởi vậy được xào nấu theo kiểu thịt chồn, thịt rắn với nhiều gia vị, nào là xào lăn, bằm nhỏ xúc bánh tráng. Hoặc thịt chó gói lá cách, lá lốt, làm xíu mại, theo kiểu thịt bò bảy món…
Nhưng thành công nhất và phổ biến nhất là món ăn bình dân, tập trung bao nhiêu tinh tuý của sản phẩm địa phương. Thí dụ như cá rô kho tộ; cá rô mập béo (cá rô mề là cá ngon nhất ở đồng) kho với nước mắm biển, để thêm tiêu cà ra nhỏ và tiêu nguyên hột, cái tô ấy đặt thẳng trên than hồng. Thí dụ như canh chua cá lóc, canh chua cá tra, cá vồ, cá bông lau. Hoặc cá trê vàng, nướng dầm nước mắm gừng. Hoặc mắm lòng, mắm thái ăn với thịt luộc, rau sống.
Đêm trăng thanh gió mát, nhiều người thích văn nghệ tổ chức thả thuyền trên sông Tiền hay sông Hậu, ngỡ mình là ông Tô Đông Pha và các bạn dạo chơi trên sông Xích Bích, trong phút giây hoá ra tiên, chắp cánh bay cao. Cuộc du thuyền lấy đờn ca, ngâm thơ xướng hoạ và ăn uống làm điều quan trọng: đờn tranh, ăm tôm tươi nướng trên than hồng, ngâm thơ bát cú, nói chuyện tiếu lâm mãi đến lúc trăng tà. Thú vui này được gọi là “thả cầm thi”.
Tạp chí ĐỒNG NAI,15.6.1932 ghi là Giã Hạt…, chúng tôi mượn tài liệu bà Th. đăng lại.
SƠN NAM (Hương vị quê nhà, SGTT Xuân 1996)
Món ăn và bánh khéo là ngành nữ công khá độc đáo ở miệt vườn. Mấy bà mấy cô ở Sa Đéc, Long Xuyên, Vĩnh Long, và luôn cả Rạch Gía đã thi tài về bánh khéo và nấu thức ăn: bánh bò trong, bánh bột lọc, bánh ít trần, bánh men, bánh thuẫn, bánh ướt, bánh xếp, bánh bò ngang, mứt ổi, mứt chuối, mứt chanh, mứt me… Lại cón món bánh hỏi thịt quay, bò gác tréo, vịt tiềm hon, dưa đầu heo, mắm tôm, mắm lông.
Người đầu tiên chế biến những thức ăn, bánh khéo chưa hẳn là người miệt vườn, nhưng miệt vườn là nơi để thí nghiệm vì các bà các cô dư tiền mua bột mua đường, dư cá tôm để nấu nướng.
Cá lóc nướng. Ảnh: Q.T
Về thức ăn, xin nói sơ qua món “Giang Nam dã hạc” nghĩa là con hạc đất Giang Nam, “dã” là đồng ruộng, Giang Nam là tỉnh phía Nam sông Dương Tử bên Tàu, đồng thời cũng ám chỉ là cùng ấm áp ở bờ sông Cửu Long (1)
Nguyên liệu gồm gà mái tơ, óc heo, ruột gan heo, tôm càng, cua biển, chim se sẻ hay chim giòng giọc và gừng, chanh, rượu trắng, đậu phộng, mè, tương tàu, nước cốt dừa, mỡ chài, mỡ, bột mì, củ hành, củ năng, lạp xưởng, thịt khô, tiêu, đường, nấm thông, măng tre tươi.
Món ăn chưng bày trên bàn, thực khách gồm chừng năm người. Trên bàn, một bó bông giấy chụp xuống che phủ cái dĩa.
Chủ nhân mời khách và bắt đầu giở bó bông giấy để một bên. Cái dĩa lớn hiện ra, chất vun đồ ăn, phía trên chót cao là con gà quay vàng lườm, gà nằm xoè cánh ra, theo dáng điệu gà ấp trứng. Chủ nhân đem con gà xuống. Gà đã cắt sẵn ra làm bốn làm năm, mỗi người lãnh một miếng.
Kế đó là một lớp trứng gà, gọi là trứng khẻ mỏ, mỗi người lãnh một trứng. Thật ra, đó là con chim con (se sẻ hay giòng giọc) lú đầu ra khỏi vỏ, vỏ là ruột heo cột túm lại (nhái theo hình dáng con gà con vừa khẻ mỏ). Thực khách ăn cái trứng này với một mớ măng tre luộc, sắp bên dưới trứng.
Măng tre sắp xếp khéo léo, theo kiểu rơm rạ mà gà dùng lót ổ để đẻ và ấp.
Ăn hết mớ trứng khẻ mỏ và lớp măng lót ổ thứ nhất, thực khách bắt đầu qua lớp trứng thứ nhì, gọi là trứng gà ung!
Đây là món khá ngon, màu sắc giống như trứng gà ung, cái tên xấu xí này ngụ ý khôi hài vì ai dám đem những món hôi hám, phế thải ra đãi khách. Trứng gà ung làm bằng gan heo (để lấy mè đen) ướp đậu, mè, tương, nước cốt dừa, lá chanh, thêm óc heo rồi quấn mỡ chài, sau rốt gói tròn trong miếng ruột heo, hấp chín rồi chiên lại. Thực khách lãnh phần mỗi người một trứng ung trên đây, ăn với rơm rạ lót ổ, tức là măng tre luộc, chần cho mềm rồi đem rim nước dừa xiêm, lót ổ dưới.
Kế đó là món trứng gà già, làm bằng tôm, bột mì, củ năng. Mỗi người ăn một trứng với măng tre, sắp bên dưới.
Gà quay. Ảnh: TL internet
Rồi đến món trứng non làm bằng thịt khô, lạp xưởng, thịt cua rỉa ra, củ hành, nấm, tất cả gói tròn trong miếng ruột heo, luộc chín rồi đem chiên, cũng ăn kèm với măng luộc. Sau khi thưởng thức loại trứng khẻ mỏ, trứng ung, trứng già, trứng non, mỗi người ăn thêm chút ít cơm rang, để dưới đáy đĩa.
Giang Nam Dã Hạc là món quá bổ, mắc tiền, trình bày khá mỹ thuật và duyên dáng. Con gà rô ti ấp bốn loại trứng, giữa mấy lớp trứng là măng tre, dưới chót là cơm. Đây là mô phỏng thực đơn ở hiệu cao lâu Tàu, không đặc sắc bằng món ăn địa phương.
Bọn đàn ông thích nhậu rượu bày ra vài loại rựơu, như rượu đậu nành, rượu chuối, rượu mít, rượu dừa, cứ bỏ chút ít men dưới gốc để rồi nước dừa trong trái dừa dậy lên, thành rượu; hái quầy dừa xuống, vạt vỏ ra mà uống loại rượu dừa ấy (?).
Ngoài ra, còn nhiều kiểu ăn uống như bò gác tréo: thực khách đi vòng quanh con bò tơ gác tréo trên đống than hồng, chung quanh là nhiều bàn để rau, bánh tráng, nước chấm, người ăn dùng dao nhọn mà chích vào da bò, thịt tươi lòi ra, vừa ngọt vừa bổ, rồi đi qua cầu, nhảy mương cho thêm đói, ăn nhiều. Tiệc bày ở ngoài sân, ngoài vườn.
Cá lóc nướng ốp bẹ chuối, vịt nướng sau khi bó đất sét, tôm nhúng nước dừa xiêm là những món hơi cầu kỳ nhưng quyến rũ một số người khó tính. Thịt cầy (thịt chó) là món bất thường, ăn vì tò mò, vì muốn xé rào, gạt bỏ sự cấm kỵ qua một bên (chó là gia súc tiêu biểu cho đức trung tín). Ăn thịt chó là dịp để tụ họp bạn bè, hò hét cho vui. Thịt chó dùng thay cho thịt rừng, bởi vậy được xào nấu theo kiểu thịt chồn, thịt rắn với nhiều gia vị, nào là xào lăn, bằm nhỏ xúc bánh tráng. Hoặc thịt chó gói lá cách, lá lốt, làm xíu mại, theo kiểu thịt bò bảy món…
Nhưng thành công nhất và phổ biến nhất là món ăn bình dân, tập trung bao nhiêu tinh tuý của sản phẩm địa phương. Thí dụ như cá rô kho tộ; cá rô mập béo (cá rô mề là cá ngon nhất ở đồng) kho với nước mắm biển, để thêm tiêu cà ra nhỏ và tiêu nguyên hột, cái tô ấy đặt thẳng trên than hồng. Thí dụ như canh chua cá lóc, canh chua cá tra, cá vồ, cá bông lau. Hoặc cá trê vàng, nướng dầm nước mắm gừng. Hoặc mắm lòng, mắm thái ăn với thịt luộc, rau sống.
Đêm trăng thanh gió mát, nhiều người thích văn nghệ tổ chức thả thuyền trên sông Tiền hay sông Hậu, ngỡ mình là ông Tô Đông Pha và các bạn dạo chơi trên sông Xích Bích, trong phút giây hoá ra tiên, chắp cánh bay cao. Cuộc du thuyền lấy đờn ca, ngâm thơ xướng hoạ và ăn uống làm điều quan trọng: đờn tranh, ăm tôm tươi nướng trên than hồng, ngâm thơ bát cú, nói chuyện tiếu lâm mãi đến lúc trăng tà. Thú vui này được gọi là “thả cầm thi”.
Tạp chí ĐỒNG NAI,15.6.1932 ghi là Giã Hạt…, chúng tôi mượn tài liệu bà Th. đăng lại.
SƠN NAM (Hương vị quê nhà, SGTT Xuân 1996)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét