Khuất Nguyên và Ngư Phủ
Khi Khuất
Nguyên bị đày xuống Giang Nam, có làm bạn với môt người đánh cá. Thật
ra đó là một ẩn sĩ không ai biết tên tuổi, quê quán ở đâu và thường
đựoc gọi là "Ngư Phủ" tức là người đánh cá. Ông này phục Khuất Nguyên
học rộng, biết nhiều nhưng mỗi lần ông nghe Khuất nguyên than thở thì
ông tỏ ra không tán thành. Một hôm ông ta hỏi giọng hơi mỉa mai:
- Chẳng phải ngài là quan Tam Lư nước Sở sao? Làm sao mà đến nông nổi này?
Khuất Nguyên buồn rầu đáp:
- Người đời đục cả, chỉ một mình ta trong. Người đời say cả, chỉ một mình ta tỉnh. Vì thế mà ta bị đày tới đây!
Ngư phủ mỉm cười nói:
-
Ngài đã biết người đời đục thì ngài không nên giữ mình trong sạch,
người đời say thì thì ngày cũng nên uống vài chén cho say luôn thể. Còn
như người đời đục, chỉ một mình mình trong, người đời say, chỉ một mình
mình tỉnh thì không phải cách rồi!
Khuất Nguyên, mặt đỏ nhừ phản đối:
-
ông nói gì vậy? Trắng nói là đen, đen nói là trắng; Ngọc cho là Đá, Đá
cho là Ngọc; Phượng Hoàng cho là Quạ, Quạ cho là Phượng Hoàng. Quân tử
cho là tiểu nhân, tiểu nhân cho là quân tử ư ? Lẽ nào lại như vậy được ?
Ngư Phủ cười to mà rằng:
-
Thế thì phải rồi! Tấm thân ngài bị đọa đày như thế chính là vì ngài
muốn phân biệt rành rọt. Ngài đã một lòng cứu nước cứu dân, lẽ ra ngài
phải trà trộn vào đám tiểu nhân, dần cảm hóa họ. Ngài định thay đổi
cuộc đời, lẽ ra ngày phải dấn thân vào chỗ tối mà làm cho sáng, chứ sao
cứ cho cuộc đời là bẩn thỉu, người đời là nhơ nhớp ? Thành ra ngài là
một người đứng giữa không trung, đầu không chạm trời, chân không bén
đất!
Khuất Nguyên nói:
- Kẻ tắm gội, đã thay quần áo, không thể lại nhảy xuống vũng bùn! Không thể như thế được.
Ngư phủ nói:
-
Ngài làm không được như thế thì như thôi vậy! Tôi câu cá, còn ngài thì
hãy cày ruộng mà sinh nhai. Nhà vua không cần chúng ta thì chúng ta
cũng không cần nhà vua. Tội gì để thân mình sầu khổ, để đời bôi nhọ!
Khuất
Nguyên nghe cũng có lý, nhưng ông không thể làm như thế được. Làm ruộng
thì cả đời ông chưa hề làm. Vả lại ngư phủ tu dưỡng đã lâu năm, chứ ông
thì thà đâm đầu xuống sông Tương gửi xác vào dạ cá, còn hơn là để bụi
thế vùi lấp!
Biết không khuyên được Khuất Nguyên, Ngư Phủ mỉm cười đạp mái chèo quay đi và hát rằng:
" Nước sông Thương lang, trong thay!
Nước sông Thương lang, đục thay!
Trong thì giặt mũ,
Đục thì rửa chân tay....."
Đúng mồng 5 tháng 5 năm ấy, Khuất Nguyên ôm hòn đá to nhảy xuống sông Mịch La - một nhánh sông Tương mà trầm mình.
Nghe
tin, Ngư phủ cùng những người đánh cá quanh vùng bơi thuyền ra tìm thi
thể nhà thơ. Không tìm thấy bèn thiết lập một bàn thờ bên bờ sông,
chiêu hồn rồi ném gạo xuống nước để bầy cá ăn, không để chúng đén rỉa
thi thể nhà thơ. Từ đấy, hằng năm có tục lệ tết Đoan Ngọ, mở hội đua
thuyền và gói bánh chưng ném xuống sông Tương. Hơn hai nghìn năm sau,
Nguyễn Du đi qua vùng này, còn được chứng kiến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét