Chữ LEADER (người lãnh đạo) được đúc kết từ các yếu tố sau:
• L (Learning - Học hỏi): Họ chắc
chắn phải học hỏi rất nhiều điều từ những thất bại. Họ phải trải nghiệm
thất bại bởi họ luôn luôn hành động. Càng hành động bao nhiêu, họ càng
có nhiều cơ hội thất bại bấy nhiêu. Nhưng đồng thời, đó cũng là những
cơ hội của sự thành công.
• E (Excitement - Sự sôi nổi, nhiệt huyết):
Họ luôn sôi nổi và nhiệt huyết với những tư tưởng, tầm nhìn của mình và
có khả năng truyền cả những nhiệt huyết đó đến cho mọi người.
• A (Asking “Why, who, when, what if...?” - Đặt câu hỏi “Ai, khi nào, tại sao và điều gì xảy ra nếu...”): Họ luôn đặt ra những câu hỏi, thích nghi nhanh và quyết định về các đề án hành động khả thi nhất.
• D (Decisiveness - Quyết đoán): Họ
phải hành động, quyết đoán và chịu mọi trách nhiệm về các quyết định
của mình. Họ phải biết rõ những quyết định nào là cần thiết vì sự phát
triển của công ty.
• E (Elevation - Nâng cao phẩm chất):
Họ luôn biết cách kích thích, làm phấn chấn tinh thần nhân viên. Họ
thừa hiểu tập thể là nơi sở hữu sức mạnh. Họ phải liên tục tìm kiếm
những nhân viên có tiềm năng, động viên, khích lệ, khen thưởng và thăng
chức cho những con người xuất sắc đó.
• R (Risk - Mạo hiểm): Đôi khi họ sẽ
đi ngược với con đường của đại đa số, nghĩ đến những điều không ai nghĩ
ra được và chia sẻ nó. Nếu đám đông không đồng ý, nhà lãnh đạo vẫn
cương quyết đeo đuổi ý tưởng của mình với niềm tin tuyệt đối. Nhà lãnh
đạo giỏi là phải chấp nhận rủi ro và mạo hiểm.
Truyện:
Sau khi đã thống trị Hy Lạp cổ đại, Alecxander đại đế quyết tâm chinh
phục xứ sở Ba Tư. Đường xa hiểm trở, cả đoàn quân phải dừng lại trước
một vùng núi đá rét buốt quanh năm.
Cảnh tuyết giá mênh mông ngút ngàn làm tất cả vô cùng
hoảng sợ. Các binh sĩ không chịu tiến bước vì với họ, tiến lên chỉ là
nhanh chân đi về “bên kia thế giới”.
Trong tình thế như vậy, Alecxander không đề nghị phạt một ai. Ông xuống ngựa và tiến thẳng một mình lên vùng băng tuyết.
Những cận thần của ông thấy thế làm theo, rồi lần lượt
các tướng tá, binh sĩ cũng nhanh chân bắt kịp đoàn. Không những vậy,
nhà vua còn cầm rìu phá băng, mở đường đi qua vùng “đất trắng”. Sau vài
giờ, họ vượt qua được rặng núi hiểm nguy đó và tới được một địa điểm có
lửa và con người sinh sống. Cả đoàn quân an toàn tuyệt đối.
Trên đây chỉ là một trong hàng trăm câu chuyện chứng
minh tài lãnh đạo siêu việt của Alecxander. Trên lý thuyết, trong tình
huống này, ông có thể dùng uy quyền lãnh đạo của mình để bắt các binh
sĩ phải tiến bước, thậm chí có thể bắt binh sĩ phải “mở đường máu”.
Nhưng ông hiểu rằng: không có sự truyền cảm hứng nào của nhà quản lý
mạnh mẽ và hiệu quả bằng tính gương mẫu, nhà lãnh đạo “đã nói được là
phải làm được”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét